5 sai lầm cản trở doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số

Trong thời đại 4.0 chuyển đổi số hiện đang là xu hướng thịnh hành của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Nhưng thành công lại không mỉm cười với tất cả. Thực trạng ấy đặt ra vấn đề vì sao doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại. Cùng chúng tôi bắt mạch nguyên nhân và tìm ra giải pháp chữa trị ngay trong bài viết dưới đây. 

Chuyển đổi số có thực sự là hành trình dễ dàng?

Theo nghiên cứu của Forbes, 60% doanh nghiệp gặp thất bại, đối diện với khó khăn khi thực thi các chương trình chuyển đổi số. Đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mô lớn, việc đề ra chiến lược chuyển đổi số trở nên toàn diện, hiệu quả lại là một thử thách lớn. 

Những thách thức mà các tổ chức doanh nghiệp gặp phải phân ra thành 3 nhóm lớn: chậm trễ, kém hiệu quả, thiếu năng lực thực thi. 

Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số với tư duy cũ chậm chân hơn so với đối thủ. Nếu chỉ đơn giản nghĩ rằng chuyển đổi số chỉ là số hoá quy trình quản lý, xây tạm một trang thương mại điện tử, doanh nghiệp chắc chắn sẽ khó thành công. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nghĩ lớn nhưng lại không dám đặt cược đầu tư nguồn lực cần thiết. Nhiều doanh nghiệp lại thất bại dần kiệt quệ khi đang loay hoay tìm cách ứng dụng các sáng kiến số. Như vậy chưa bao giờ chuyển đổi số là một hành trình dễ dàng. 

Quá trình chuyển đổi số chưa bao giờ là dễ dàng

5 sai lầm thường gặp của doanh nghiệp trong chuyển đổi số và giải pháp chữa cháy

Sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số

Chạy theo xu thế chung của xã hội, doanh nghiệp dễ dàng tiến hành chuyển đổi số mà bổ quên đi việc lên một chiến lược rõ ràng. Quá đặt nặng vấn đề công nghệ, xu hướng thịnh hành, nhiều doanh nghiệp quên mất giải pháp phải hình thành dựa trên thực trạng. Công nghệ chỉ thực sự hữu dụng khi chúng tương thích với nội tại doanh nghiệp, nguồn nhân lực cũng như định hướng phát triển. Thiếu đi chiến lược tổng thể, chuyển đổi số manh mún, rời rạc, nhiều doanh nghiệp đầu tư nhiều nhưng chuyển đổi số vẫn không thể thành công. 

Để khắc phục sai lầm này doanh nghiệp cần tập trung xác định rõ trọng tâm chương trình Chuyển đổi số, tập trung: 

  • Cải thiện thiện vận hành 
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Xây dựng mô hình kinh doanh mới. 

Trên hành trình ấy, doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực nội bộ hay các đơn vị tư vấn uy tín để định ra một chiến lược số phù hợp. 

Để chuyển đổi số thành công việc đưa ra chiến lược chuyển đổi số phù hợp đóng vai trò quan  trọng 

Thiếu chuyên môn và kinh nghiệm

Chuyển đổi số sẽ trở nên dễ dàng hơn khi doanh nghiệp có đủ kinh nghiệm và hiểu biết. Việc thiếu năng lực chuyên môn chuyển đổi số sẽ không thể tác động tới sâu rộng toàn doanh nghiệp. 

Bởi vậy, các nhà lãnh đạo cần thực hiện chuyển đổi số trau dồi kỹ năng và chuyên môn bằng cách tìm ra phương pháp chuyển đổi phù hợp với thực trạng doanh nghiệp; nỗ lực tìm kiếm công nghệ phù hợp; nắm vững vấn đề cần lưu ý khi chuyển đổi số. 

Khi đối diện với sai lầm này, việc tìm tới đơn vị tư vấn chuyển đổi số là cần thiết. Đơn vị tư vấn sẽ tập trung vào năng lực cốt lõi của chính mình để triển khai chương trình chuyển đổi số hiệu quả, doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi của mình. 

Lãnh đạo thiếu chuyên môn, kinh nghiệm- quá trình chuyển đổi số cũng sẽ thất bại nhanh chóng 

Thiếu lãnh đạo đủ tâm đủ tầm để thúc đẩy sự thay đổi

Chuyển đổi số không phải là câu chuyên của riêng lãnh đạo. Tuy nhiên nếu không có sự bảo trợ của người đứng đầu, chương trình chuyển đổi số không thể thành công. Nếu lãnh đạo không sát sao, quá trình chuyển đổi số sẽ trở nên lỏng lẻo và đi đến thất bại. 

Đứng trước một luồng tư tưởng với cách thức vận hành mới, doanh nghiệp phải tiến hành từ cấp cao rồi mới phổ biến tới toàn bộ nhân viên. Chỉ khi ấy quá trình chuyển đổi số mới có thể thành công. 

Để giải quyết sai lầm này, lãnh đạo doanh nghiệp phải là người có quyết tâm cao nhất, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho chương trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Chính nhiệt huyết ấu mới có thể tạo cảm hứng khuyến khích các quản lý cấp thấp và nhân viên tích cực tham gia và cam kết thực hiện. 

Nếu lãnh đạo không sát sao, quá trình chuyển đổi số sẽ trở nên lỏng lẻo và đi đến thất bại 

Lãng quên chuyển đổi trải nghiệm khách hàng

Thực tế ngày nay, việc ứng dụng công nghệ trên diện rộng đã tạo ra các nhu cầu cũng như thị hiếu rất khác biệt cho khách hàng. Khách hàng trong kỷ nguyên số sẽ có nhu cầu, sở thích và nguyện vọng rất khác khách hàng trong quá khứ. Nếu vô tình bỏ quên trải nghiệm khách hàng, quá trình chuyển đổi  số doanh nghiệp sẽ khó mà thành công. 

Vậy bên cạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động nội bộ, doanh nghiệp cần chú trọng ứng dụng công nghệ để thu thập, xử lý dữ liệu khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để khắc phục sai lầm trên. 

Chuyển đổi số cần tập trung vào nâng cao cả trải nghiệm của khách hàng

Công nghệ lựa chọn không tương thích

Ngày nay, hàng loạt các công nghệ mới liên tục ra đời như Big Data, AI, IoT,… Nếu nhắm mắt chọn bừa ứng dụng tất cả không chọn lọc, quá trình chuyển đổi số chắc chắn sẽ thất bại. 

Trước khi áp dụng bất cứ công nghệ nào, doanh nghiệp cần xem xét mức độ phù hợp với thực trạng doanh nghiệp. Nếu hạ tầng hiện tại quá cũ, không thể tương thích với công nghệ cao, thì công nghệ lại trở thành vật cản gây sức ép lên hệ thống hiện tại. Rõ ràng việc lựa chọn công nghệ phù hợp đóng vai trò quan trọng trên hành trình chuyển đổi số bởi vậy chúng ta cần lựa chọn công nghệ phù hợp.  

Nhìn chung, vượt qua thách thức kể trên, doanh nghiệp có thể kiến tạo các giá trị mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững. Chuyển đổi số là hành trình dài, kiên gan bền chí, có chiến lược, đầu tư thông minh doanh nghiệp chắc chắn sẽ khẳng định được vị thế của mình. 


Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp về giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE.VN! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *