Hiện nay, AI đang được ứng dụng mạnh mẽ vào hoạt động ngành logistic và đang giúp ngành công nghiệp này đẩy mạnh phát triển. Vậy AI đã được ứng dụng như thế nào? Liệu trí tuệ nhân tạo có thực sự thần thánh như chúng ta vẫn tưởng? Tìm kiếm ngay lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Contents
AI là gì?
Có thể nhận thấy mỗi cuộc cách công nghiệp đều diễn ra dưới sự phát triển của công nghệ. Sự hiện diện của máy hơi nước, máy tính đã thúc đẩy văn minh loài người phát triển. Khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo AI đã dần trở thành nhân tố hạt nhân kiến tạo nên sự phát triển của nhân loại.
AI (Artificial Intelligence) là công nghệ mô phỏng quá trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc và đặc biệt là hệ thống máy tính. AI hướng tới lập trình để tự động hoá hành vi thông minh như con người.
Theo báo cáo của Goldman Sachs, AI hiện đang là công nghệ nhận được nhiều vốn đầu tư nhất từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Bên cạnh đó, khi rót vốn đầu tư cho AI các doanh nghiệp đều coi đó chính là một khoản đầu tư chiến lược của mình.
Ngành Logistic đã thay đổi như thế nào từ khi có AI?
Người thủ kho toàn năng AI
Theo báo cáo Công nghiệp thường niên 2020 của MHI, hiện đang có 12% doanh nghiệp logistic đang ứng dụng AI trong hoạt động quản lý kho. Tuy nhiên, trong tương lai con số này dự kiến sẽ đạt tới 60% trong vòng 6 năm tới. Như vậy việc biến AI trở thành người thủ kho toàn năng đang dần trở thành một xu hướng mới. Nhờ có AI, doanh nghiệp logistic hoàn toàn có thể tiến hành dễ dàng, nhanh chóng các hoạt động quản lý như thu thập dữ liệu, kiểm kê hàng hóa, rà soát hoạt động hàng nhập kho, hàng xuất kho.
Từ nguồn dữ liệu thu thập được, AI điều chỉnh linh hoạt các đơn hàng và yêu cầu trước khi chuyển đổi đến kho hàng đặt tại địa phương. Doanh nghiệp có nhiều nhà kho chuỗi, người thủ kho AI sẽ chủ động kết nối tìm ra lộ trình vận chuyển hàng tồn phù hợp. Ngoài ra nhờ có AI lên kế hoạch hậu cần chi phí vận chuyển giảm xuống, tiết kiệm lượng tiền lớn cho các doanh nghiệp.
Trợ lý AI quản lý nguồn cung cấp hàng
Để đảm bảo được tính vững bền của chuỗi cung ứng hiện có, việc quản lý nguồn cung cấp luôn là một trong những mối bận tâm lớn của doanh nghiệp. Trợ lý AI tự động đánh giá nhà cung cấp, kiểm toán, chấm điểm tín dụng.
Với sự hỗ trợ của ML (Machine Learning) và các thuật toán đặc biệt, người trợ lý này sẽ kích hoạt các quy trình thu thập dữ liệu tự động. Nguồn dữ liệu này sẽ cung cấp nhiều lựa chọn dựa trên tham số doanh nghiệp mong muốn. Dựa vào đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá, cân nhắc để lựa chọn ra một nhà cung cấp uy tín.
AI giúp vận chuyển và giao hàng hiệu quả
Trong quản lý chuỗi cung ứng thì việc vận chuyển và giao hàng đang là những tác vụ mà AI được bổ nhiệm phụ trách. AI là đảm nhiệm nhiệm vụ điều hành đứng đằng sau xe tự lái, máy bay tự lái, robot kho hàng và cả các con đường thông minh.
- Xe tự lái:
Việc sử dụng xe tự lái giúp doanh nghiệp tiết kiệm được phần lớn thời gian và tiền bạc. Chi phí thuê lái xe sẽ giảm xuống, AI sẽ chủ động thiết lập con đường giao hàng ngắn nhất để vận chuyển, tỷ lệ tai nạn cũng sẽ giảm xuống. Tuy nhiên ứng dụng này vẫn tồn tại những mặt hạn chế bởi cho tới thời điểm hiện tại pháp luật chưa cho phép xe tự lái chạy trên đường mà thiếu đi sự giám sát của con người.
- Máy bay không người lái
Để vận chuyển tới những địa hình khó khăn như địa hình đồi núi,… máy bay tự lái sẽ phương thức vận chuyển an toàn, đáng tin cậy. Với loại phương tiện này, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí phát sinh và tập trung đầu tư vào các kho lưu trữ.
- Robot kho hàng
Robot kho hàng hiện đang là công nghệ ứng dụng AI sử dụng phổ biến trong ngành logistic. Thị trường này đã trị giá tới 2,28 tỷ USD trong năm 2016 trong giai đoạn từ 2017 – 2022 hứa hẹn sẽ tăng 11,8%. Amazon hiện đang ứng dụng 200,000 robot làm việc trong các kho hàng để chọn, phân loại cũng như vận chuyển, sắp xếp hàng hóa.
- Con đường thông minh
Đây là một trong những ứng dụng AI trong Logistic được các doanh nghiệp tin tưởng. Đường thông minh chính là con đường được gắn tấm pin mặt trời, đèn LED cảm biến, tạo ra điện để ngăn đường trơn trượt. Đèn cảm biến sẽ sáng khi điều kiện đường thay đổi. Ngoài ra những con đường còn được gắn cảm biến cáp quang kết nối Internet, cảm nhận được lưu lượng giao thông để báo cho các lái xe. Giải pháp con đường thông minh giúp cải thiện độ an toàn, giảm sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng, thúc đẩy việc giao hàng diễn ra nhanh hơn.
AI phụ trách tác vụ back – office
Trong ngành logistic, doanh nghiệp kết hợp AI và Tự động hóa quy trình robot trong các tác vụ back-office nhằm cải thiện độ chính xác cũng như thời gian hoàn thành công việc.
Nhờ sự hiện diện của AI mà doanh nghiệp có thể tự động hoá các tác vụ như: lập kế hoạch theo dõi, báo cáo, xử lý hoá đơn, vận đơn,…
- Lập kế hoạch và theo dõi
AI có khả năng lên kế hoạch vận chuyển, điều phối hàng hoá cũng như quản lý nhân viên đến từng điểm giao cụ thể. Ngoài ra, AI còn có thể theo dõi tình trạng hàng hóa trong kho để kịp thời cập nhật.
- Tạo báo cáo
Thông thường các công ty logistic sử dụng RPA để tạo các báo cáo thường xuyên gửi tới nhà quản lý. RPA tự động tạo báo cáo, phân tích nội dung, gửi qua email cho những bên liên quan dựa trên nội dung đề cập trong báo cáo.
- Xử lý email
Dựa trên nội dung của các báo cáo tự động, bot RPA tiến hành phân tích nội dung, tự động gửi email tới các bên liên quan.
AI có thể xử lý nhanh gọn những tác vụ mang tính chất lặp lại kể trên. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, giảm thiểu sai sót không đáng có.
Dự đoán nhu cầu
Để phát triển bền vững, doanh nghiệp dự đoán nhu cầu tương lai về số lượng hàng hoá hay nguồn cung cấp là điều cần thiết. Nếu không thể đưa ra các dự đoán chính xác như lượng hàng hoá có sẵn, lượng hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt để phát triển.
Với việc ứng dụng AI trong Logistic, các công cụ này có thể đưa ra thuật toán để dự đoán những xu hướng mới. Nhờ những dự đoán này, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể giảm đến mức thấp nhất, tác vụ quản lý kho hàng giảm bớt gánh nặng. Những dự đoán do AI cung cấp hoàn toàn có thể giúp tối ưu số lượng phương tiện vận chuyển đến các kho hàng địa phương, giảm thiểu chi phí hoạt động, sắp xếp nhân lực phù hợp.
Ngày nay, AI không còn chỉ là một khái niệm khoa học thông thường, đây là một xu hướng tiềm năng cần được khai phá và phát triển trong kinh doanh. Hiểu được sức mạnh của công nghệ, nỗ lực phát triển doanh nghiệp sẽ có thể làm chủ tương lai.