Chuyển đổi số và những thách thức doanh nghiệp cần vượt qua

Chuyển đổi số và những điều doanh nghiệp gặp phải
Kỷ nguyên 4.0 cùng những thách thức cần vượt qua

Trong những năm trở lại đây, nhờ ứng dụng chuyển đổi số mà nhiều doanh nghiệp đã bứt phá doanh thu, vươn ra toàn cầu. Thế nhưng, cũng không ít những “ông lớn”, những doanh nghiệp đứng đầu đã “xuống dốc không phanh”, thậm chí suy sụp vì không bắt kịp xu hướng, chậm chuyển đổi hay ngủ quên trên ánh hào quang.

Một chiến lược chuyển đổi số rõ ràng mang đến những hiệu quả to lớn. Điều này cũng giúp Dupont tiết kiệm được 1,6 tỷ USD cho phí CNTT, giảm 90% thời gian xử lý đơn hàng cho doanh nghiệp, tăng độ trải nghiệm khách hàng….Cũng từ đó, chưa đầy 3 năm, doanh nghiệp đã giảm thiểu cơ sở hạ tầng CNTT từ 6.000 ứng dụng xuống còn 1.100 ứng dụng. Đây là một trong những kinh nghiệm điển hình thành công nhờ chuyển đổi số trên thế giới.

Áp dụng chuyển đổi số thành công không chỉ đạt được ở Dupont mà còn nhiều doanh nghiệp khác như: Amazon, hay Wallmart đã đạt được hiệu quả lớn trong bước đi chuyển đổi số mạnh mẽ. Thế nhưng, thế giới cũng chứng kiến không ít những doanh nghiệp thất bại vì sai lầm không thích ứng kịp với chuyển đổi số như: Yahoo, Kodak…

Cuộc cách mạng chuyển đổi số giúp thay đổi ra sao?

Thực tế đã cho thấy, những bước đi chuyển đổi số đã và đang giúp DN thay đổi đến chóng mặt. Theo các chuyên gia, chuyển đổi số trong tổ chức cho DN là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình dạng số. Bằng việc áp dụng những ứng dụng dữ liệu lớn (Bigdata), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây….để thay đổi phương thức quản lý, văn hóa công ty, quy trình làm việc.

Chuyển đổi số giúp cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều tệp khách hàng, lãnh đạo dễ dàng đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác nhờ hệ thống thông tin báo cáo kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.

Chuyển đổi số hoàn toàn không giống với quá trình tin học hóa. Tin học hóa chỉ đơn giản là quá trình tạo ra dữ liệu, còn chuyển đổi số là quá trình xử lý dữ liệu đó để mang lại những giá trị nhất định. Cũng từ quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và phát triển vượt trội nhờ năng suất lao động tăng, nâng cao hiệu quả hoạt động, quy mô và tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Chuyển đổi số
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang thay đổi

Một nghiên cứu đến từ GCI của Huawei cho thấy rằng, cứ mỗi đợt tăng thêm 20% đầu tư cho ICT, thì sẽ tăng trưởng 1% GDP. Dựa trên báo cáo này, theo báo của Boston Consulting Group, trong tương lai từ 5-10 năm nữa, ICT sẽ tăng khoảng 15-25% hiệu xuất.

Dự báo tới năm 2025, số lượng thiết bị đầu cuối thông minh cá nhân sẽ tăng con số 40 tỷ đồng, tổng số kết nối toàn cầu 100 tỷ. Tỉ lệ các DN áp dụng điện toán đám mây đạt 85%, làn sóng trí tuệ thông minh sẽ lan tới mọi ngành.

Tại đối thoại về chuyển đổi số trong thời gian qua, ông Trương Gia Bình – Chủ Tịch tập đoàn FPT cho rằng: “chuyển đổi số là một tiến trình của cách mạng, thay đổi cả lượng và chất”.

Với chiến lược tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, và tham vọng trở thành nhà chuyển đổi số hàng đầu trong 10 năm tới, đại diện FPT cho biết, chuyển đổi số mang đến những cơ hội mới cho FPT, to hơn là trong thế giới công nghệ thông tin bởi thị trường có dung lượng cũng như mở rộng.

Trong năm 2019, với năng lực, kinh nghiệm cùng những bước triển khai rõ ràng, FPT sẽ chuyển đổi thành DN số, vận hành và đưa dữ liệu gần thời gian thực, nâng cao năng suất hoạt động cùng tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ việc áp dụng những ứng dụng công nghệ 4.0 như: Big Data, tự động tương tác trò chuyện (chatbot),…

Cách mạng chuyển đổi số – Hành trình không chỉ của riêng doanh nghiệp nào

Các chuyên gia khẳng định rõ rằng, quá trình chuyển đổi số sẽ không loại trừ bất kì doanh nghiệp nào. Chuyển đổi số giờ không còn là những câu chuyện riêng, mà cũng không phải là việc có chuyển đổi hay không. Nó cũng không phải là việc đứng ngoài nhìn những DN chuyển đổi số thành công để học hỏi và chuyển đổi sau. Bởi, nếu các DN Việt Nam không nhanh chóng chuyển đổi kịp thời sẽ giúp bị thua, loại khỏi cuộc chơi.

Chuyển đổi số
Chuyển đổi số – hành trình không chỉ là của riêng doanh nghiệp nào

Có lẽ, cụm từ công nghệ 4.0 được nhắc đến khá nhiều trong những năm trở lại đây. Nhưng từ khóa chính nói lên bản chất của vấn đề chính là “số hóa”, quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, kinh tế số, cách mạng công nghệ 4.0 là những thứ không quá xa xỉ của DN lớn.

Chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình chuyển đổi số từ CEO – Nguyễn Hùng Sơn đến từ công ty cổ phần Thương mại và Phát triển công nghệ FSI nhấn mạnh, chuyển đổi số mang đến những giá trị to lớn cho DN. Ngày nay, công ty nào cũng là công ty phần mềm và theo xu hướng gia tăng, mỗi tương tác đều là số hóa. Để thành công, các DN cần tổ chức nhanh chóng những ứng dụng công nghệ mới, xây dựng khả năng số của riêng DN. Việc chậm chân trong hành trình ứng dụng AI khiến các DN và cả nền kinh tế sẽ bị mất thế cạnh tranh trong thị trường ngành.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi số đã và vẫn đang diễn ra mạnh mẽ theo nhiều cách tiếp cận mới. Chuyển đổi số sẽ là cơ hội, bứt phá. Các DN không có bề dày, không có nhiều kinh nghiệm cũng như năng lực quản lí tài chính. Nếu áp dụng chuyển đổi số thành công thì có thể bứt phá và theo đuổi kịp các DN khác trong cùng lĩnh vực.

Một lần nữa, khẳng định rằng, nếu không chuyển đổi số ngay bây giờ thì chắc chắn DN của bạn sẽ đi xuống trong thời gian rất ngắn. Các DN chỉ có thể lựa chọn làm ngay và làm như thế nào chứ không còn là việc đắn đo có nên làm hay không. Bởi nếu không thực hiện chuyển đổi số DN của bạn sẽ chết.

 


Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp về giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE.VN! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *