Viết là cách phổ biến nhất mà chúng ta thường dùng trong cuộc sống cũng như công việc. Tuy nhiên có thể thấy, cho dù chúng ta đang viết một bài đăng trên blog, trả lời email, viết bản tin hay thậm chí là viết một cuốn tiểu thuyết, thì việc viết vẫn là một quá trình chậm chạp. Ngay cả đối với những người gõ nhanh, tốc độ gõ vẫn chậm hơn rất nhiều so với tốc độ nói trung bình. May mắn thay, chúng ta có thể khắc phục điều đó dễ dàng với các phần mềm nhập văn bản bằng giọng nói hiện đại.
Nhiều người dùng nhận thấy rằng việc nhập văn bản bằng giọng nói giúp chúng ta không bị đứt đoạn mạch suy nghĩ, có thể tập trung vào việc tạo nội dung rồi mới chỉnh sửa sau, nâng cao năng suất và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Đặc biệt, các phần mềm nhập văn bản bằng giọng nói cũng chính là giải pháp hữu hiệu và thiết yếu đối với những người gặp khó khăn khi sử dụng tay hay mắc chứng khó đọc.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 3 công cụ nhập văn bản bằng giọng nói tốt nhất để tăng tốc quá trình viết của bạn.
Sử dụng Google Docs
Google Docs không còn xa lạ với chúng ta bởi tính tiện lợi của nó. Nó sở hữu các chức năng cơ bản tương tự như word nhưng có thể chuyển đến nhiều người thông qua một đường link online và có thể chỉnh sửa văn bản đồng thời 2 hay nhiều người một lúc.
Và có thể bạn chưa biết Google Docs còn cung cấp một công cụ rất tiện ích đó là công cụ nhập văn bản bằng giọng nói. Để sử dụng công cụ này, trước tiên bạn cần đăng nhập vào tài khoản google của bạn. Tại Google Docs, gõ tổ hợp Ctrl + Shift + S hoặc vào Công cụ > Nhập bằng giọng nói.
Khi nhập văn bản bằng giọng nói tại công cụ này, Google Docs sẽ hỗ trợ lưu văn bản ngay lập tức không sợ bị mất bởi các yếu tố khách quan làm mất tài liệu: mất điện, sập máy, virus,..
Ngoài tiếng Việt ra, Google Docs còn hỗ trợ hơn 40 thứ tiếng khác nhau, các bạn có thể lựa chọn ngay tại biểu tượng Microphone.
Nhìn chung khả năng hoạt động của Google Docs ở mức tầm trung. Bạn cần đảm bảo kết nối đủ mạnh, đồng thời nói chậm rãi và rõ ràng, nếu không rất có thể công cụ sẽ không nhận diện được giọng nói, hoặc không chuyển sang được văn bản.
Sử dụng Google dịch
Google dịch là một công cụ tiếp theo miễn phí và phổ biến hiện nay cho nhập văn bản bằng giọng nói. Google dịch có tốc độ nghe nhanh hơn và chuyển thành văn bản chính xác hơn so với google dịch. Cách sử dụng cũng khá nhanh và đơn giản, truy cập vào https://translate.google.com.vn và chọn ngôn ngữ mà bạn muốn nhập văn bản bằng giọng nói ở bên cột nhập để dịch.
Tuy nhiên, công cụ của google dịch có 2 bất cập lớn. Thứ nhất, giới hạn của nó là 5000 ký tự, chỉ sử dụng được cho những văn bản, chú thích có độ dài vừa phải. Thứ hai đấy là cứ mỗi lần bạn bấm vào nút nhập bằng giọng nói nó sẽ tính là một lần nhập lại và mọi văn bản cũ trong ô sẽ bị xóa hết, do đó cần lưu ý điều này khi sử dụng để tránh bị mất thông tin.
Có thể thấy, cả 2 công cụ trên đều có thể hỗ trợ nhập văn bản bằng giọng nói. Tuy nhiên, chúng không thể hỗ trợ cho một đoạn văn bản quá dài, bị ngắt đoạn nhiều lần như trong các cuộc họp, cuộc phỏng vấn hay lời giáo viên giảng bài. Độ chính xác chưa thật sự cao khi người dùng phải phát âm rất chuẩn và chậm với một khoảng cách gần thì ứng dụng mới nhận dạng được.
Do đó, để giải quyết bài toán này, Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI đã nghiên cứu và phát triển thành công giải pháp chuyển đổi giọng nói thành văn bản chuyên nghiệp – V-IONE, có khả năng khắc phục được toàn bộ các hạn chế mà 2 công cụ trên gặp phải.
Phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản V-IONE
Tham khảo thêm tại: Phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản V-IONE
V-IONE có khả năng chuyển đổi tức thì giọng nói thành văn bản với độ chính xác lên tới 98%; Tiết kiệm tối thiểu 10 lần thời gian, công sức nghe lại audio và gõ lại văn bản sau các cuộc họp. Có khả năng tối ưu giọng nói ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với hệ thống thiết lập tới 7000 từ vựng Tiếng Việt và được tính hợp cùng cơ chế học bổ sung giọng nói, chuyển đối đúng văn phong văn bản. Đồng thời, có khả năng tự phân đoạn văn bản theo những giọng nói khác nhau… những tính năng này đã lần lượt giải quyết tất cả những hạn chế tồn đọng ở những công cụ hỗ trợ nhập văn bản bằng giọng nói khác.
Ngoài ra V-IONE còn sở hữu những tính năng nổi bật khác như: Khả năng xử lý chuyển sang số khi nói đến ngày, tháng, năm; Xử lý chữ viết hoa đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố; Quản lý thông tin cuộc họp, đồng thời giúp lưu trữ giọng nói và văn bản, in ấn, tìm kiếm, tra cứu khi có nhu cầu, báo cáo số liệu nhanh chóng, chính xác và tích hợp cơ chế học bổ sung giọng nói, văn phong văn bản để nâng cao chất lượng chuyển đổi;… đây là những lý do giúp giải pháp chuyển đổi giọng nói thành văn bản V-IONE trở thành phần mềm chuyển giọng nói thành văn bản được nhiều tổ chức sử dụng nhất hiện nay.
Hy vọng rằng, dù mục đích của bạn là tăng tốc quá trình viết note ghi chú, soạn bản tin, hay chuyển đổi giọng nói thành văn bản tại các buổi họp, buổi phỏng vấn, ghi chép lời giảng của giáo viên,… thì bạn cũng đã tìm được một vài công cụ hữu ích trong danh sách chúng tôi vừa gợi ý ở trên.
Bạn đã sử dụng bất kỳ công cụ nhập văn bản bằng giọng nói nào trong danh sách này chưa, nếu đã từng sử dụng thì bạn thấy hiệu quả của nó như thế nào ? Hãy comment ở phần bình luận để cùng nhau trao đổi nhé !